Chỉ báo MACD và chỉ báo RSI là 2 chỉ báo động lượng phổ biến nhất, được rất nhiều trader chuyên nghiệp và các nhà phân tích sử dụng. Mặc dù cả 2 đều cung cấp những thông tin, tín hiệu giao dịch cho trader nhưng cách hoạt động của 2 chỉ báo này khác nhau. Và sự khác biệt cơ bản nhất có lẽ nằm ở công thức hình thành nên chỉ báo.
Thực ra các bạn chỉ cần đọc kỹ 2 bài viết trước của Hellen về 2 chỉ báo này cũng sẽ thấy được sự khác biệt mặc dù cả 2 chỉ báo đều là chỉ báo động lượng.
Chỉ báo MACD
Chỉ báo MACD chủ yếu được trader chúng ta sử dụng để đánh giá sức mạnh của chuyển động giá. Và nó cung cấp thông tin này bằng cách đo lường sự phân kỳ của 2 đường trung bình động EMA 12 và EMA 26. Đường MACD đuọc tạo thành bằng cách lấy EMA 12 trừ đi EMA 26. Ngoài ra chỉ báo còn có thêm đường EMA 9 của đường MACD và nó được gọi là đường tín hiệu (The Signal line).

Về cơ bản sự phân kỳ của 2 đường EMA 12 và EMA 26 cho thấy thị trường có động lượng tăng hoặc giảm. Đây cũng là cách mà trader dựa vào MACD để xác định động lượng của giá.
Chỉ báo RSI
Chỉ báo RSI chủ yếu cung cấp thông tin liệu một thị trường có quá mua hoặc quá bán trong các mức giá gần đây hay không. Khoảng thời gian mặc định để tính toán chỉ báo RSI là 14. Giá trị RSI dao động từ 0 đến 100. Trong đó RSI có giá trị từ 70 trở lên được xem là tín hiệu quá mua và dưới 30 được xem là tín hiệu quá bán. Khi RSI trên 50 được xem là dấu hiệu tăng giá và dưới 50 được cho là dấu hiệu giảm giá.

So sánh chỉ báo RSI và chỉ báo MACD
Chỉ báo RSI | Chỉ báo MACD | |
Khái niệm | Chỉ báo RSI là một chỉ báo động lượng được sử dụng trong phân tích kỹ thuật. Chỉ số này đo lường mức độ thay đổi của giá gần đây để xác định các trạng thái quá mua hoặc quá bán trong giá của cổ phiếu hoặc các loại tài sản khác như tiền tệ trên thị trường ngoại hối. | MACD là viết tắt của Moving Average Convergence Devergence hay còn gọi là chỉ báo đường trung bình hội tụ phân kỳ. Chỉ báo MACD là một chỉ báo động lượng theo xu hướng, nó cho thấy mối quan hệ giữa hai đường trung bình động của giá. Trong đó, MACD được hình thành bằng cách lấy đường EMA 26 trừ đi EMA 12. |
Công thức | Công thức của chỉ báo RSIbước 1 = 100 – {100/[1+(Lợi nhuận trung bình/Lỗ trung bình)]} Công thức của chỉ số RSIbước 2 = 100 – {100/1+[((Lợi nhuận trung bình kỳ trước x 13) + Lợi nhuận hiện tại)/(Lỗ trung bình kỳ trước x 13) + Lỗ hiện tại)] | MACD = EMA 12 – EMA 26. |
Tín hiệu | Chỉ báo RSI chủ yếu cung cấp tín hiệu quá mua hoặc quá bán của giá trong thời gian gần đây | Dựa trên mối quan hệ của hai đường trung bình động, đường MACD giao cắt với đường tín hiệu sẽ cung cấp tín hiệu giao dịch cho trader |
Đo lường | Đo lường mối quan hệ của 2 đường EMA | Đo lường sự thay đổi các mức giá cao nhất và thấp nhất gần đây của thị trường |
Vai trò | Cho trader nắm được sức mạnh hay động lượng của xu hướng | Cho trader thông tin về thời điểm thị trường tăng hoặc giảm giá quá mức. |
Về tác giả

Bài viết mới nhất
KIẾN THỨC GIAO DỊCH2022.02.27Lot là gì? Có bao nhiêu loại Lot Size trong Forex?
KIẾN THỨC GIAO DỊCH2021.12.10Trendline là gì? Vai trò, Phân loại, Cách vẽ và Điểm hạn chế
KIẾN THỨC GIAO DỊCH2021.12.03Giá Bid và Giá Ask: Định nghĩa, Điểm khác biệt và Sự chênh lệch
KIẾN THỨC GIAO DỊCH2021.11.01Các cặp tiền tệ trong Forex: Phân loại và Cách hoạt động
No Comments